Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/5: Các dự án LNG mới của Mỹ có nguy cơ bị trì hoãn

Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/5: Các dự án LNG mới của Mỹ có nguy cơ bị trì hoãn


1. Tính đến đầu giờ sáng nay 22/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 79,26 USD/thùng – giảm 0,68%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 82,33 USD/thùng – giảm 0,66%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/5, giá dầu giảm khoảng 1%, chịu tác động bởi lo ngại lạm phát kéo dài của Mỹ khiến lãi suất sẽ “neo” ở mức cao trong thời gian dài hơn, gây áp lực lên nhu cầu nhiên liệu, trong khi tồn kho xăng dầu của Mỹ tăng.

2. Hãng Reuters đưa tin, một kho cảng xuất khẩu dầu thành phẩm tại cảng lớn nhất của Nga trên Biển Đen, Novorossiysk, đã mở cửa trở lại để đón các tàu chở dầu xuất khẩu sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine tại cơ sở này vào tuần trước.

Cảng Importpischeprom đã tạm ngưng hoạt động trong ngày 17/5 sau cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Novorossiysk, tấn công kho cảng và cảng dầu Sheskharis.

3. Các dự án LNG mới của Mỹ có nguy cơ bị trì hoãn trong bối cảnh Chính quyền của Tổng thống Biden thúc đẩy giảm lượng khí thải và các đánh giá đang diễn ra về tác động môi trường của các cơ sở xuất khẩu theo kế hoạch.

Sau khi Tổng thống Joe Biden tạm dừng phê duyệt dự án LNG mới vào tháng 1 để xem xét quy trình cấp phép hiện tại, Washington đang tìm cách thực thi các quy định nghiêm ngặt hơn về ô nhiễm mà các cơ sở xuất khẩu được phép thải ra cộng đồng.

4. TotalEnergies và các đối tác đã quyết định tiến hành dự án khai thác dầu nước sâu trị giá 6 tỷ USD ngoài khơi Angola.

TotalEnergies là nhà điều hành và nắm giữ 40% cổ phần tại Lô 20/11 nơi dự án Kaminho nước sâu sẽ được phát triển. Các đối tác trong dự án là Petronas của Malaysia với 40% cổ phần và công ty dầu mỏ Sonangol của Angola với 20% cổ phần.

5. Công ty phân tích năng lượng Wood Mackenzie dự đoán nếu nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Trump trở thành hiện thực, điều này có thể khiến phần lớn các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo gặp rủi ro, tăng lượng khí thải carbon thêm 1 tỷ tấn vào năm 2050 và trì hoãn nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh 10 năm so với dự báo hiện tại.

WoodMac nhận thấy, mặc dù ông Trump sẽ không có quyền đơn phương bãi bỏ Đạo luật Giảm phát được ban hành dưới thời Tổng thống Biden, nhưng ông ấy có thể đưa ra những thay đổi đối với các quy tắc môi trường và mệnh lệnh hành pháp nhằm hủy bỏ nhiều chính sách môi trường của Biden.

https://petrovietnam.petrotimes.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *