PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT (MSDS)

PM SOL-MIX

Số CAS: Không áp dụng

Số UN: 1203

Số đăng ký EC: Không áp dụng

Số chỉ thị nguy hiểm của các tổ chức xếp loại: Không áp dụng

Số đăng ký danh mục Quốc gia: Không áp dụng

I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT

– Tên thường gọi của chất: PM Sol-Mix

 Tên thương mại: PM Sol-Mix

– Tên gọi khác: Không có

– Mục đích sử dụng: Làm dung môi

II. THÔNG TIN VỀ THÀNH PHẦN CÁC CHẤT 

III. NHẬN DẠNG ĐẶC TÍNH NGUY HIỂM CỦA HÓA CHẤT 

1. Mức xếp loại nguy hiểm: NFPA Flammability: 3

2. Cảnh báo nguy hiểm

– Biểu tượng nguy hiểm:

– Từ cảnh báo: Nguy hiểm

– Nguy hiểm về cháy nổ: Có thể bốc cháy và kích cháy nổ bởi nhiệt, tia sáng, lửa, hoặc các nguồn kích nổ khác. Cần lưu ý: Tránh xa các nguồn nhiệt, nguồn điện, ngọn lửa trần. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp khi tiếp xúc với sản phẩm này. Trong quá trình vận chuyển có thể xảy ra hiện tượng tĩnh điện trong sản phẩm này, vì vậy trước khi bơm, nạp, xả hàng từ các phương tiện vận chuyển phải sử dụng các thiết bị chuyên dụng, chống cháy nổ và phải tiếp đất thiết bị để phòng ngừa sự cố cháy nổ do hiện tượng phóng tĩnh điện.

– Nguy hiểm đến sức khoẻ: Có thể gây tổn thương phổi nếu nuốt. Gây kích ứng da và mắt. Có thể hấp thụ qua da. Có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương gây chóng mặt, buồn ngủ, nhức đầu hoặc buồn nôn. Tiếp xúc với nồng độ cao qua đường hô hấp có thể gây bất tỉnh, ngạt thở và tử vong. Tiếp xúc lâu dài qua có thể gây khó chịu về mũi, họng, gây đau đầu,chóng mặt,có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

– Nguy hiểm đến môi trường: Độc hại đối với hệ sinh thái dưới nước, có thể gây ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường nước.

3. Các đường tiếp xúc và triệu chứng

 Đường mắt: Gây kích ứng mắt. Ảnh hưởng có thể trở nên nghiêm trọng nếu tiếp xúc trong thời gian dài.

 Đường hô hấp: Nguy hại nếu hít phải. Hít phải sản phầm này có thể gây kích ứng đường hô hấp và hệ thần kinh trung ương, các triệu chứng có thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ, bất tỉnh và thậm chí tử vong. Có thể gây ra các rối loạn hô hấp và tổn thương phổi.

 Đường da: Gây kích ứng da. Có thể hấp thụ qua da. Các triệu chứng có thể đỏ hoặc sưng tấy, gây mất mỡ, khô và nứt da.

 Đường tiêu hóa: Nguy hại nếu nuốt. Nuốt phải sản phẩm này có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. Các triệu chứng có thể đau bụng, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Nuốt sản phẩm có thể gây ra nguy hại cho phổi với nguy cơ viêm phổi (tổn thương phổi nặng, suy hô hấp và thậm chí tử vong).

IV. BIỆN PHÁP SƠ CỨU VỀ Y TẾ

1. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường mắt: Gỡ bỏ kính áp tròng (nếu có), rửa mắt dưới vòi nước ít nhất 15 phút trong khi giữ mí mắt mở. Yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên y tế.

2. Trường hợp tai nạn tiếp xúc trên da: Ngay lập tức cởi bỏ quần áo, giày bị dính hóa chất và rửa sạch vùng da bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước ít nhất 15 phút. Yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên y tế nếu có hiện tượng tổn thương mô hoặc dị ứng da.

3. Trường hợp tai nạn tiếp xúc theo đường hô hấp: Đưa nạn nhân đến vùng không khí trong lành. Nếu nạn nhân ngừng thở thì áp dụng phương pháp thở bằng oxy. Yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên y tế.

4. Trường hợp tai nạn theo đường tiêu hóa: Rửa sạch miệng cho nạn nhân. Không được gây nôn mửa trừ khi được sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Nếu nôn mửa xảy ra tự nhiên cần giữ đầu của nạn nhân ở vị trí thấp để chất nôn không tràn vào phổi. Không được cho nạn nhân nuốt bất cứ thứ gì khi đã bất tỉnh. Nhanh chóng yêu cầu sự trợ giúp của nhân viên y tế.

V. BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHI CÓ HOẢ HOẠN

1. Xếp loại về tính cháy: Dạng lỏng và hơi cực kỳ dễ cháy

2. Sản phẩm tạo ra khi bị cháy: Carbon dioxide (CO2), carbon monoxide (CO) và các hydrocarbon khác.

3. Các tác nhân gây cháy, nổ: Nguồn nhiệt, tia lửa hoặc do ma sát, tĩnh điện.

4. Các chất dập cháy thích hợp và hướng dẫn biện pháp chữa cháy, biện pháp kết hợp khác:

– Đám cháy nhỏ: Sử dụng bình chữa cháy CO2 hoặc bình bột khô hóa học để dập lửa.

– Đám cháy lớn: Cô lập nguồn gây ra rò rỉ, tràn đổ. Sử dụng vòi phun nước thành tia nhỏ để dập lửa. Không sử dụng dòng nước áp lực mạnh để chữa cháy vì có thể sẽ làm đám cháy phân tán và lan rộng. Dùng nước để làm mát xung quanh, kho chứa nhằm tránh hiện tượng tăng áp suất, tạo hỗn hợp gây nổ.

5. Phương tiện, trang phục bảo hộ cần thiết khi chữa cháy: Cần trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp (mũ bảo hộ, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng bảo hộ chịu nhiệt và mặt nạ phòng độc, …) theo quy định của phòng cháy chữa cháy.

6. Các lưu ý đặc biệt về cháy, nổ: Hơi nóng có thể tạo thành hỗn hợp nổ với không khí. Thiết bị chứa có thể phát nổ trong đám cháy. Giữ thiết bị chứa tránh xa ngọn lửa hoặc nguồn nhiệt. Hơi của sản phẩm nặng hơn không khí và có thể di chuyển xa khỏi nguồn rò rỉ. Nếu gặp nguồn lửa có thể gây cháy ngược đến nguồn phát tán. Dung môi khi cháy có thể nổi trên mặt nước. Ngăn không cho sản phẩm chảy vào cống, rãnh, mương thoát nước hoặc nguồn nước uống. Thông báo cho cơ quan chức năng nếu hóa chất chảy vào cống, rãnh, mương thoát nước.

VI. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ KHI CÓ SỰ CỐ

1. Khi tràn đổ, rò rỉ ở mức nhỏ: Loại bỏ tất cả các nguồn có thể gây cháy. Cô lập khu vực rò rỉ, tràn đổ. Ngăn chặn sự rò rỉ nếu đảm bảo an toàn. Thông gió để lưu thông không khí, giữ cho nồng độ khí dưới giới hạn nổ. Lưu ý hướng gió và ra khỏi những khu vực có vị trí thấp. Sử dụng các vật liệu khô, trơ để thấm hút hóa chất và cho vào thùng chứa chất thải thích hợp. Chất thải được xử lý bởi nhà thầu được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ chống tia lửa, chống nổ khi thực hiện khắc phục sự cố. Ngăn không cho hóa chất đi vào nguồn nước, cống rãnh.

2. Khi tràn đổ, rò rỉ ở diện rộng: Thông báo cho đội ứng phó tình huống khẩn cấp. Loại bỏ tất cả các nguồn có thể gây cháy. Cô lập khu vực rò rỉ, tràn đổ. Ngăn chặn sự rò rỉ nếu đảm bảo an toàn. Thông gió để lưu thông không khí, giữ cho nồng độ khí dưới giới hạn nổ. Dùng nước phun thành tia nhỏ để phân tán hơi tích tụ. Lưu ý hướng gió và ra khỏi những khu vực có vị trí thấp. Hóa chất tràn đổ trên mặt nước sẽ bay hơi nhanh chóng, gây khó khăn cho việc ngăn chặn và thu gom. Sử dụng các vật liệu như đất, cát khô hoặc các vật liệu không cháy khác tạo thành bờ bao để ngăn không cho hóa chất chảy vào hệ thống cống rãnh, mương thoát nước đồng thời dùng để thấm hút hóa chất rò rỉ tràn đổ. Thu gom cho vào thùng chứa chất thải thích hợp. Xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Sử dụng các thiết bị, dụng cụ chống tia lửa, chống nổ khi thực hiện khắc phục sự cố.

3. Biện pháp phòng ngừa đối với con người: Tránh hít phải hơi sản phẩm. Sơ tán nhân viên đến nơi an toàn. Đảm bảo thông gió tốt khu vực xảy ra sự cố. Loại bỏ tất cả các nguồn phát lửa. Chú ý hơi có thể tích tụ đến nồng độ có thể gây nổ. Hơi có thể tích tụ ở những khu vực có vị trí thấp. Đội ứng phó tình huống khẩn cấp và xử lý hóa chất tràn đổ phải được đào tạo và sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp.

4. Biện pháp phòng ngừa đối với môi trường: Không được để hóa chất thoát vào môi trường. Tránh để hóa chất thấm vào lòng đất. Nếu sông, hồ, cống rãnh, mương thoát nước bị nhiễm hóa chất phải thông báo cho cơ quan chức năng.

VII. YÊU CẦU VỀ CẤT GIỮ

1. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi sử dụng, thao tác với hóa chất nguy hiểm

Không hít thở hóa chất ở dạng hơi/sương. Tránh tiếp xúc với mắt, da và quần áo. Không được nếm thử hoặc nuốt. Tránh tiếp xúc kéo dài. Chỉ sử dụng hóa chất khi khu vực đã được thông gió tốt. Mặc quần áo bảo hộ thích hợp. Vệ sinh sạch sẽ sau khi tiếp xúc với hóa chất. Hóa chất này cực kỳ dễ cháy, hơi có thể tạo hỗn hợp nổ với không khí ngay ở nhiệt độ phòng. Không sử dụng, cất giữ hoặc mở thiết bị chứa hóa chất gần ngọn lửa trần, nguồn nhiệt hoặc nguồn phát lửa. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiện tượng phóng tĩnh điện. Tất cả các thiết bị phải được nối tiếp đất khi làm việc với hóa chất. Sử dụng các dụng cụ, thiết bị chống phóng tia lửa, chống nổ. Tránh thải hóa chất ra môi trường.

2. Biện pháp, điều kiện cần áp dụng khi bảo quản

Áp suất trong bình kín có thể tăng cao dưới ảnh hưởng của nhiệt độ. Bảo quản và sử dụng tại khu vực tránh xa nguồn nhiệt, tia lửa hay ngọn lửa. Thiết bị chứa chứa phải đảm bảo khô, sạch, giữ hoàn toàn kín và để ở nơi mát mẻ, thông thoáng, tránh xa ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào và các nguồn nhiệt hay vật gây bén lửa khác. Các thiết bị chứa đã mở phải được đóng lại cẩn thận và dựng đứng để tránh bị rò rỉ. Thiết bị chứa rỗng hoặc chứa một phần hóa chất có thể chứa hơi/khí dễ cháy nổ. Tránh các tác động vật lý lên bồn, thùng chứa. Không được hàn, cắt, khoan, mài hoặc thực hiện các thao tác tương tự trên thiết bị chứa hoặc gần khu vực lưu chứa sản phẩm. Sử dụng các thiết bị chứa đảm bảo an toàn.

VIII. TÁC ĐỘNG LÊN NGƯỜI VÀ YÊU CẦU VỀ THIẾT BỊ BẢO VỆ CÁ NHÂN

1. Các biện pháp hạn chế tiếp xúc cần thiết

– Sử dụng các biện pháp thông gió thích hợp để giữ nồng độ hơi/khí của hóa chất dưới ngưỡng giới hạn nổ, đặc biệt trong không gian hạn chế.

– Khi tiếp xúc với dung môi cần sử dụng các phương tiện cá nhân thích hợp.

2. Phương tiện bảo vệ cá nhân

 Bảo vệ mắt: Mang kính bảo hộ, kính chống hóa chất hoặc kính che nguyên mặt để tránh hóa chất bắn vào mắt.

 Bảo vệ thân thể: Mặc quần áo chống hóa chất thích hợp để tránh tiếp xúc hóa chất với da.

 Bảo vệ tay: Mang găng tay chống hóa chất hoặc găng tay chống thấm khi làm việc với hóa chất. Găng tay cao su nitrile hoặc neoprene được khuyến cáo sử dụng.

 Bảo vệ chân: Mang giày bảo hộ.

 Bảo vệ hô hấp: Sử dụng mặt nạ phòng độc hơi hữu cơ trong trường hợp nồng độ hóa chất được dự kiến vượt quá giới hạn tiếp xúc hoặc có mùi, gây kích ứng.

 Phương tiện bảo hộ trong trường hợp xử lý sự cố:

Sử dụng trang thiết bị bảo hộ cá nhân chống hóa chất: quần áo chống hóa chất, mặt nạ phòng độc/bình dưỡng khí, kính chống hóa chất, găng tay chống hóa chất, ủng chống hóa chất…

 Các biện pháp vệ sinh:

Vòi tắm, bồn rửa mắt trong trường hợp khẩn cấp phải được lắp đặt gần khu vực làm việc với hóa chất. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Tránh để da tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài hoặc lặp lại nhiều lần. Rửa tay sạch trước khi ăn, uống, hút thuốc hoặc đi vệ sinh. Không sử dụng hóa chất này như một dung môi để rửa. Không sử dụng dung môi hoặc các chất tẩy rửa mạnh để rửa hóa chất này khi dính vào da. Nhanh chóng cởi bỏ quần áo bị nhiễm hóa chất và giặt sạch trước khi tái sử dụng.

IX. ĐẶC TÍNH LÝ, HÓA CỦA HÓA CHẤT

X. MỨC ỔN ĐỊNH VÀ KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG CỦA HÓA CHẤT

 Tính ổn định: Sản phẩm này có tính ổn định ở điều kiện nhiệt độ, áp suất thường.

– Điều kiện cần tránh: Tránh xa nguồn nhiệt, tia lửa và ngọn lửa trần. Không để hơi tích tụ ở các khu vực có vị trí thấp hoặc trong không gian hạn chế.

 Khả năng phản ứng: Có thể phản ứng với axit, chất oxy hóa mạnh.

 Phản ứng phân hủy và sản phẩm của phản ứng phân hủy: Chưa có thông tin.

 Phản ứng trùng hợp: Chưa có thông tin.

XI. THÔNG TIN VỀ ĐỘC TÍNH

Các ảnh hưởng mãn tính với người:

– Khả năng gây ung thư: Có thể gây ung thư. Nguy cơ gây ung thư phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc.

 Khả năng gây đột biến: Chưa có thông tin.

 Ảnh hưởng khả năng sinh sản: Chưa có thông tin.

XII. THÔNG TIN VỀ SINH THÁI

1. Độc tính với sinh vật:

2. Tác động trong môi trường

 Mức độ phân hủy sinh học: Dễ phân hủy sinh học. Khi xảy ra sự cố tràn đổ, nhiều thành phần bay hơi trong dung môi sẽ bay hơi và một phần được hấp thụ vào nước tùy vào điều kiện môi trường xung quanh (nhiệt độ, gió, sự hòa trộn của sóng, loại đất…), sự oxy hóa bởi ánh sáng mặt trời, sự phân hủy sinh học và sự hấp thụ vào các chất rắn lơ lửng.

 Chỉ số BOD và COD: Chưa có thông tin.

 Sản phẩm của quá trình phân hủy sinh học: Chưa có thông tin.

 Mức độc tính của sản phẩm phân hủy sinh học: Sản phẩm phân huỷ sinh học trong thời gian ngắn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, sản phẩm phân huỷ sinh học trong thời gian dài sẽ tăng tính độc hại.

XIII. YÊU CẦU TRONG VIỆC THẢI BỎ

1. Thông tin quy định tiêu hủy: Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

2. Xếp loại nguy hiểm của chất thải: Mã chất thải nguy hại: 17 06 02. Tính chất nguy hại chính: C, Đ, ĐS(*) theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 04 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

3. Biện pháp tiêu hủy: Sử dụng phương pháp đốt.

4. Sản phẩm của quá trình tiêu hủy, biện pháp xử lý: COx, hơi nước, nhiệt.

XIV. YÊU CẦU TRONG VẬN CHUYỂN

1. Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm của Việt Nam:

– Tên hàng hóa vận chuyển:  Dung môi

– Số UN: 1203

– Phân loại nguy hiểm:  3

– Quy cách đóng gói:  II

– Nhãn vận chuyển:  Chất lỏng dễ cháy

2. Quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế của EU, USA:

– Tên hàng hóa vận chuyển:  Dung môi

– Số UN: 1203

– Phân loại nguy hiểm: 3

– Quy cách đóng gói: II

– Nhãn vận chuyển:  Chất lỏng dễ cháy

XV. QUY CHUẨN KỸ THUẬT VÀ QUY ĐỊNH  PHÁP LUẬT PHẢI TUÂN THỦ 

1. Quy định pháp luật Việt Nam

Sản phẩm được kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam:

– Luật số 27/2001/QH10 – Luật PCCC;

– Luật số 06/2007/QH12 – Luật hóa chất;

– Luật số 55/2014/QH13 – Luật bảo vệ môi trường;

– Nghị định số 104/2009/NĐ-CP – Quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

– Nghị định số 29/2005/NĐ-CP – Quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm và việc vận tải hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa.

2. Tình trạng khai báo, đăng ký ở các quốc gia, khu vực trên thế giới: Chưa có thông tin

3. Phân loại nguy hiểm theo quốc gia khai báo, đăng ký: Loại 3

4. Quy chuẩn kỹ thuật tuân thủ: TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.