Châu Âu nỗ lực đạt tham vọng lớn về năng lượng; Ấn Độ nhập dầu thô từ Nga nhiều gấp đôi từ Iraq; Đảng FDP của Đức không muốn đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân… là những tin tức nổi bật về thị trường năng lượng ngày 9/4/2023.
Hội nghị thượng đỉnh Biển Bắc lần thứ hai sẽ diễn ra tại thành phố Ostend của Bỉ vào ngày 24/4 tới. Chủ đề của cuộc gặp lần này là khai thác mọi tiềm năng năng lượng và công nghiệp của các quốc gia ở Biển Bắc (bao gồm cả Biển Celtic và Biển Ireland) để biến đây thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất châu Âu vào năm 2050.
Tại hội nghị lần thứ hai, một phái đoàn gồm khoảng 100 lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan trong ngành năng lượng từ 9 quốc gia tham gia sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra những giải pháp thích hợp cho sản xuất năng lượng tái tạo trên biển trong bối cảnh hiện nay.
Vào tháng 5/2022, Hội nghị thượng đỉnh Biển Bắc lần thứ nhất được tổ chức tại Esbjerg, Đan Mạch. Tại sự kiện này, Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan đã đồng ý phối hợp hành động để chống lại sự phụ thuộc vào khí đốt và nhiên liệu hóa thạch, tuyên bố chính thức hóa mục tiêu tăng gấp 4 lần công suất sản xuất điện gió để tăng lên ít nhất 150 GW vào năm 2050.
Ấn Độ nhập dầu thô từ Nga nhiều gấp đôi từ Iraq
Khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ đã chạm mốc cao kỷ lục mới. Trong tháng 3/2023, Ấn Độ đã nhập khoảng 1,64 triệu thùng dầu/ngày của Nga, cao gấp đôi lượng mua từ Iraq, nhà cung cấp dầu truyền thống hàng đầu của quốc gia Nam Á này.
Theo Vortexa, Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Ấn Độ trong tháng thứ 6 liên tiếp, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ. Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, thị phần nhập khẩu của Nga vào Ấn Độ đã tăng lên mức 1,64 triệu thùng/ngày trong tháng 3 năm nay, chiếm 34% thị phần. Lượng mua từ Nga trong tháng 3 cao gấp đôi so với lượng dầu được mua từ Iraq, nhà cung cấp dầu hàng đầu của Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2018.
Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, đã tận dụng cơ hội nhập khẩu dầu có chiết khấu từ Nga sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xung đột tại Ukraine. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ tiếp tục mua hàng của Nga với giá thấp hơn so với thị trường.
Đảng FDP của Đức không muốn đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân
Theo kế hoạch, từ tuần tới, nước Đức sẽ chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do (FDP) – một trong ba đảng trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Đức, cho rằng điều này là quá sớm và muốn duy trì các nhà máy ở chế độ “chờ” một thời gian để có thể nhanh chóng kích hoạt lại trong trường hợp cần thiết.
Theo báo WaS, trong một tài liệu về chính sách năng lượng của đảng, FDP kêu gọi nên để ngỏ khả năng tiếp tục vận hành các nhà máy điện hạt nhân còn lại của nước này. Nhóm nghị sĩ FDP tại Quốc hội liên bang ủng hộ việc duy trì các lò phản ứng ở trạng thái sẵn sàng vận hành trong ít nhất 1 năm nữa sau khi chúng bị đóng vào giữa tháng 4 này. Mục đích của việc này là để có thể kích hoạt lại các lò phản ứng khi cần.
Cũng theo tài liệu này, Bộ Kinh tế liên bang Đức nhận định tuy năng lượng hạt nhân không còn cần thiết để đảm bảo an ninh nguồn cung nhưng các tình huống khẩn cấp là khó lường. Do vậy, các nhà máy điện hạt nhân sẽ vẫn có khả năng được kích hoạt trở lại cho đến khi khí đốt tự nhiên của Nga được thay thế hoàn toàn bằng các nguồn khác, có thể là vào mùa xuân năm 2024. Tuy nhiên, quan điểm này của FDP đã vấp phải sự phản đối của đảng Xanh.
Nga giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 2/2023 là 11,6 tỷ USD, giảm 2,7 tỷ USD so với tháng 1/2023. Theo Bộ tài chính Nga, doanh thu tài chính của Moskva từ việc bán dầu chỉ bằng 45% so với cùng kỳ tháng 2/2022. Năm ngoái, nước này thu về hơn 154 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng.
Trong khi đó, Bloomberg cho biết, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 3 vừa qua đạt khoảng 9,4 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 700.000 thùng so với hồi tháng 2/2023. Nếu tính cả khí ngưng tụ, sản lượng giảm 740.000 thùng/ngày.
Hồi đầu tháng 3, Chính phủ Nga cho biết sẽ giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày từ tháng 3 đến tháng 12/2023 nhằm trả đũa việc phương Tây áp trần giá đối với dầu thô xuất khẩu của nước này. Như vậy, mức giảm sản lượng dầu thô thực tế của Nga có thể cao hơn tới 40% mục tiêu đề ra.
https://petrovietnam.petrotimes.vn/
Hội nghị thượng đỉnh Biển Bắc lần thứ hai sẽ diễn ra tại thành phố Ostend của Bỉ vào ngày 24/4 tới. Chủ đề của cuộc gặp lần này là khai thác mọi tiềm năng năng lượng và công nghiệp của các quốc gia ở Biển Bắc (bao gồm cả Biển Celtic và Biển Ireland) để biến đây thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất châu Âu vào năm 2050.
Tại hội nghị lần thứ hai, một phái đoàn gồm khoảng 100 lãnh đạo doanh nghiệp và các bên liên quan trong ngành năng lượng từ 9 quốc gia tham gia sẽ cùng nhau thảo luận để tìm ra những giải pháp thích hợp cho sản xuất năng lượng tái tạo trên biển trong bối cảnh hiện nay.
Vào tháng 5/2022, Hội nghị thượng đỉnh Biển Bắc lần thứ nhất được tổ chức tại Esbjerg, Đan Mạch. Tại sự kiện này, Bỉ, Đan Mạch, Đức và Hà Lan đã đồng ý phối hợp hành động để chống lại sự phụ thuộc vào khí đốt và nhiên liệu hóa thạch, tuyên bố chính thức hóa mục tiêu tăng gấp 4 lần công suất sản xuất điện gió để tăng lên ít nhất 150 GW vào năm 2050.
Ấn Độ nhập dầu thô từ Nga nhiều gấp đôi từ Iraq
Khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga của Ấn Độ đã chạm mốc cao kỷ lục mới. Trong tháng 3/2023, Ấn Độ đã nhập khoảng 1,64 triệu thùng dầu/ngày của Nga, cao gấp đôi lượng mua từ Iraq, nhà cung cấp dầu truyền thống hàng đầu của quốc gia Nam Á này.
Theo Vortexa, Nga tiếp tục là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất của Ấn Độ trong tháng thứ 6 liên tiếp, chiếm hơn 1/3 tổng lượng dầu nhập khẩu của Ấn Độ. Kể từ khi xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra, thị phần nhập khẩu của Nga vào Ấn Độ đã tăng lên mức 1,64 triệu thùng/ngày trong tháng 3 năm nay, chiếm 34% thị phần. Lượng mua từ Nga trong tháng 3 cao gấp đôi so với lượng dầu được mua từ Iraq, nhà cung cấp dầu hàng đầu của Ấn Độ trong giai đoạn 2017-2018.
Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Mỹ, đã tận dụng cơ hội nhập khẩu dầu có chiết khấu từ Nga sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cuộc xung đột tại Ukraine. Các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ tiếp tục mua hàng của Nga với giá thấp hơn so với thị trường.
Đảng FDP của Đức không muốn đóng cửa hoàn toàn các nhà máy điện hạt nhân
Theo kế hoạch, từ tuần tới, nước Đức sẽ chấm dứt sử dụng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, đảng Dân chủ Tự do (FDP) – một trong ba đảng trong liên minh cầm quyền hiện nay ở Đức, cho rằng điều này là quá sớm và muốn duy trì các nhà máy ở chế độ “chờ” một thời gian để có thể nhanh chóng kích hoạt lại trong trường hợp cần thiết.
Theo báo WaS, trong một tài liệu về chính sách năng lượng của đảng, FDP kêu gọi nên để ngỏ khả năng tiếp tục vận hành các nhà máy điện hạt nhân còn lại của nước này. Nhóm nghị sĩ FDP tại Quốc hội liên bang ủng hộ việc duy trì các lò phản ứng ở trạng thái sẵn sàng vận hành trong ít nhất 1 năm nữa sau khi chúng bị đóng vào giữa tháng 4 này. Mục đích của việc này là để có thể kích hoạt lại các lò phản ứng khi cần.
Cũng theo tài liệu này, Bộ Kinh tế liên bang Đức nhận định tuy năng lượng hạt nhân không còn cần thiết để đảm bảo an ninh nguồn cung nhưng các tình huống khẩn cấp là khó lường. Do vậy, các nhà máy điện hạt nhân sẽ vẫn có khả năng được kích hoạt trở lại cho đến khi khí đốt tự nhiên của Nga được thay thế hoàn toàn bằng các nguồn khác, có thể là vào mùa xuân năm 2024. Tuy nhiên, quan điểm này của FDP đã vấp phải sự phản đối của đảng Xanh.
Nga giảm nguồn thu từ xuất khẩu dầu
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 2/2023 là 11,6 tỷ USD, giảm 2,7 tỷ USD so với tháng 1/2023. Theo Bộ tài chính Nga, doanh thu tài chính của Moskva từ việc bán dầu chỉ bằng 45% so với cùng kỳ tháng 2/2022. Năm ngoái, nước này thu về hơn 154 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng.
Trong khi đó, Bloomberg cho biết, sản lượng dầu thô của Nga trong tháng 3 vừa qua đạt khoảng 9,4 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 700.000 thùng so với hồi tháng 2/2023. Nếu tính cả khí ngưng tụ, sản lượng giảm 740.000 thùng/ngày.
Hồi đầu tháng 3, Chính phủ Nga cho biết sẽ giảm sản lượng dầu thô 500.000 thùng/ngày từ tháng 3 đến tháng 12/2023 nhằm trả đũa việc phương Tây áp trần giá đối với dầu thô xuất khẩu của nước này. Như vậy, mức giảm sản lượng dầu thô thực tế của Nga có thể cao hơn tới 40% mục tiêu đề ra.
https://petrovietnam.petrotimes.vn/